![]() |
Sinh viên Đại học FPT trước chuyến bay đi nước ngoài du học và bồi đắp trải nghiệm sống trong môi trường toàn cầu. |
Tại ĐH FPT, sinh viên được đăng ký học ít nhất một học kỳ tại nước ngoài để có môi trường thuận lợi giúp phát triển khả năng ngôn ngữ. Sinh viên có thể xách vali sang Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Australia, Singapore, Malaysia, Philippines… hay sinh viên Ngôn ngữ Nhật có thể bay thẳng sang Nhật để học ngoại ngữ chuyên ngành.
![]() |
Sinh viên ĐH FPT có cơ hội học tập tại nước ngoài với mức học phí hợp lý, được hỗ trợ tối đa để kết nối và hoàn thành thủ tục cho chuyến đi. |
Tất cả cơ hội học tập này đều được ĐH FPT hỗ trợ để kết nối với các trường đại học, chuẩn bị hồ sơ, viết thư giới thiệu... nên mọi việc vô cùng dễ dàng với các sinh viên.
Không chỉ sang nước ngoài để xuất ngoại, các sinh viên còn có thể ra nước ngoài theo những chương trình ngoại khóa phong phú của trường như “Cuộc đua kỳ thú” - Amazing Race. Tham dự cuộc đua, sinh viên sẽ tìm hiểu văn hóa và cuộc sống mới lạ tại các quốc gia khác. Không chỉ dừng lại ở việc giao tiếp cơ bản, chương trình tạo điều kiện để sinh viên chủ động xin thông tin và nhờ sự trợ giúp từ các bạn bè bản xứ.
" alt=""/>Sinh viên công nghệ Việt trải nghiệm văn hóa vòng quanh thế giớiLuật sư Phan Vũ Tuấn. Ảnh FBNV
Như ICTnews đã đưa tin, gần đây YouTube đã xóa một loạt các video bài hát đang gây hot trên cộng động mạng“Độ ta không độ nàng”sau khi một công ty tại Việt Nam tuyên bố đã mua bản quyền bài hát này và có toàn quyền đối với ca khúc ở Việt Nam. Sau đó, khi công ty này lên tiếng cảnh báo về bản quyền, rất nhiều video “Độ ta không độ nàng” đã bị xóa khỏi YouTube. Đáng chú ý là các bản cover bài hát nhạc Hoa lời Việt này có nhiều video là do các ca sĩ nổi tiếng đầu tư thể hiện.
Từ đầu tháng 6/2019, ca khúc bắt đầu “làm mưa làm gió” thị trường âm nhạc Việt khi hàng loạt các bản cover không chuyên đua nhau ra đời như Thái Quỳnh, Hương Ly, Thiên An... Theo trào lưu, rất nhiều ca sĩ như Phương Thanh, Khánh Phương, Ưng Hoàng Phúc, Trấn Thành cũng đầu tư cover ca khúc này. Ca sĩ Phương Thanh thay vì sử dụng lời dịch ban đầu của Tuyên Chính đã viết lời nhạc mới, được sư thầy Thích Đồng Hoàng chắp bút với tên mới “Tự thân nàng hãy cứu độ nàng” theo tinh thần Phật pháp.
Theo đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ Bản quyền Việt Nam, từ tháng 3, công ty đã nhận được sự ủy quyền toàn quyền với ca khúc “Độ ta không độ nàng” ở Việt Nam từ chủ sở hữu ở Trung Quốc. Trong hợp đồng ủy quyền, công ty được toàn quyền quản lý, thu phí sử dụng bản nhạc tại Việt Nam. Ngày 28/6/2019, công ty đã gửi văn bản tới YouTube và các trang chia sẻ nhạc thông báo rõ: Những ai muốn sử dụng, sao chép, phân phối bài hát này phải trả phí tác quyền là 5 triệu đồng cho một lần sao chép bản nhạc, bên cạnh đó khi chia sẻ bản nhạc trên các nền tảng như YouTube phải trả thêm 33% doanh thu thu được từ sản phẩm. Nếu ai không chịu bỏ tiền mua bản quyền, cũng như chia sẻ doanh thu thì phải chấp nhận gỡ bỏ ca khúc khỏi YouTube.
![]() |
Bài hát "Độ ta không độ nàng" đang gây xôn xao dư luận về vấn đề bản quyền. (Ảnh minh họa: Internet) |
Sau khi có một công ty nhận sở hữu bản quyền bài hát, một số người chấp nhận nộp phí để duy trì video trên YouTube, một số người không đóng phí chấp nhận bị YouTube xóa tác phẩm. Song giới ca sĩ đã có nhiều ý kiến tỏ ra hoang mang về việc Công ty Cổ phần Dịch vụ Bản quyền Việt Nam công bố sở hữu bản quyền ca khúc và tổ chức thu phí bản quyền Việt Nam như nói trên có đúng luật hay không? Để làm rõ về vấn đề này, ICTnews đã phỏng vấn Luật sư Phan Vũ Tuấn, Văn phòng Luật sư Phan Law Việt Nam:
Gần đây, rộ lên phong trào một loạt ca sĩ có tên tuổi viết lời nhạc, ca từ dựa vào nền nhạc, ca từ của bài hát “Độ ta không độ nàng” của tác giả Cô Độc Thi Nhân (Trung Quốc), việc này có được coi là đã vi phạm bản quyền đối với tác phẩm này hay không, thưa ông?
Bài hát “Độ ta không độ nàng” của Trung Quốc được nhạc sĩ Trung Quốc sáng tạo ra tại Trung Quốc, nhưng vì cả Trung Quốc và Việt Nam đều tham gia Công ước Berne nên bài hát này vẫn được bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam.
" alt=""/>Luật sư Phan Vũ Tuấn: “Độ ta không độ nàng” được bảo hộ quyền tác giả tại Việt NamNhà mạng chờ băng tần 4G như “nắng hạn chờ mưa”, nhưng đấu giá băng tần gặp khó vì pháp lý.
Ngày 14/10/2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G cho Viettel và VNPT. Tuy nhiên, các nhà mạng này sử dụng băng tần 1800 MHz đã được cấp phép trước đó và chờ đợi Bộ tiến hành đấu giá băng tần 2,6GHz cho 4G. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay băng tần này vẫn chưa thể đem ra tiến hành đấu giá.
Theo khảo sát 50 nhà mạng ở 17 nước thì Việt Nam đứng hàng cuối bảng Băng tần dành cho 4G. Cụ thể băng tần dành cho 4G với băng thông 15*2 MHz cho mỗi nhà mạng, trong khi đó, con số này của SK Telecom - Hàn Quốc là 70*2 MHz, Telstra của Úc là 80.*2 Mhz, China Mobile của Trung Quốc là 220 MHz (tương đương 110.*2 MHz).
Trao đổi với ICTnews mới đây, ông Tào Đức Thắng, Phó Tổng giám đốc Viettel cho biết, với số thuê bao 4G của Viettel hiện nay thì nhà mạng này không còn đủ băng tần phát triển các thuê bao 4G. Viettel là nhà mạng có số thuê bao 4G lớn nhất và đang sử dụng những băng tần đã được cấp trước đó cho 2G và 3G để cung cấp dịch vụ 4G cho khách hàng. Vì vậy, Viettel kiến nghị sớm đấu thầu băng tần 2.6 GHz để các nhà mạng như Viettel có thể đưa vào sử dụng đảm bảo chất lượng dịch vụ 4G. Vietnamobile cho biết họ đang rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ vì thiếu băng tần 4G.
Trước đó, ngày 26/7/2018, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp với đại diện các bộ ngành để tháo gỡ khó khăn trong cấp thêm băng tần để nâng chất lượng, dịch vụ mạng 4G. Hiện lưu lượng băng thông dành cho mạng 4G trên băng tần 1800 MHz (đang phục vụ cả mạng 2G) quá thấp so với nhu cầu thực tế, từ đó làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, tốc độ mạng 4G. Tốc độ trung bình Inetrnet của Việt Nam đứng thứ 75 trên thế giới. Vì vậy, Bộ TT&TT đã có phương án cấp phép khai thác băng tần 2.6 GHz để các doanh nghiệp viễn thông triển khai mạng 4G và có 4 doanh nghiệp đăng ký. Đây là những doanh nghiệp đã triển khai mạng 4G thực tế tại Việt Nam. Song giữa các bộ ngành liên quan còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất về quy trình, thủ tục thực hiện việc cấp phép.
" alt=""/>Nhà mạng chờ băng tần 4G như “nắng hạn chờ mưa”, nhưng đấu giá gặp khó vì pháp lý